Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

NGHIỆP LỰC

  NGHIỆP LỰC Bạn từng thắc mắc: Tại sao có những người sống thiện lành nhưng liên tục gặp xui rủi, nghèo khổ, trong khi những người sống bất thiện lại hưởng giàu sang, an vui? Phải chăng giáo lý nhân quả nghiệp báo mà Đức Phật dạy sai ở đâu đó? Tôi từng nghe những hướng dẫn như: cách trả sạch nghiệp, hay dấu hiệu cho thấy bạn đã hết nghiệp. Mỗi lần nghe như thế, tôi chỉ biết lắc đầu, tự hỏi họ học Phật pháp theo cách nào. Người Thầy của chúng ta là Đức Phật—bậc trí tuệ tối thượng, nhưng khi chúng ta mở miệng nói về nghiệp thì người khác lại gán cho chúng ta hai chữ “mê tín”. Mỗi người có một cách hiểu, một cách kiến giải riêng nhưng ít ai chịu đọc kinh tạng để hiểu rõ, thế thì người ta nói mình mê tín cũng không có sai. Bài viết này là một nỗ lực nhằm trình bày một cách tổng quát về khái niệm “nghiệp” mà Đức Phật đề dạy trong kinh tạng gốc. Nghiệp là gì? Làm thế nào chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp rồi chúng ta sẽ được gì? Nghiệp, chính là hành động, lời nói, suy nghĩ có chủ ý....
Các bài đăng gần đây

VÔ NGÃ

  Đa số chúng ta không thể chấp nhận nổi việc mình sẽ biến mất hoàn toàn — một cách vô nghĩa. “Chỉ khi thấy có và không là như nhau về bản chất, ngay nơi thân–tâm này, bạn mới thôi nặng lòng với câu hỏi: tôi là ai, tôi từ đâu đến, tôi sẽ đi về đâu.” Chúng ta tìm đến đạo, đa phần không phải để thấy sự thật, mà để tìm một nơi nương tựa — để cứu rỗi tâm tư mỏng manh này. Nhưng khi chạm vào kinh tạng, chúng ta bắt gặp một sự thật trần trụi hơn bất cứ điều gì: Tu tập gian khổ — chỉ để không tái sinh nữa. Không để trở thành ai. Không để còn là gì. Không có nơi nào để về. Không có gì để tiếp tục. Thời Đức Phật còn tại thế, đã có những người cho rằng Niết-bàn là đoạn diệt. Và Đức Phật đã phủ nhận điều đó — một cách rõ ràng. Nhưng hơn 2.600 năm sau, khi đọc lại kinh tạng, tâm phàm phu vẫn không thể nghĩ khác đi. Vẫn không thể chấp nhận nổi. Chúng ta thà bám víu vào một khái niệm siêu hình, những lời nói mơ hồ, những trò chơi chữ, những ẩn dụ mỹ miều… Chỉ để giúp cho cái...

NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI

  NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI  Ta sẽ bắt đầu bằng ví dụ chiếc bè qua sông.  Trong kinh Trung Bộ 22 (Ví dụ con rắn), Đức Phật dạy:   “Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.”   Lời dạy này có thể hiểu ngắn gọn: Pháp mà Đức Phật dạy là phương tiện để thực hành chuyển hóa nội tâm, không phải để chấp giữ, tranh luận hay nuôi ngã mạn. Ai học pháp chỉ để chứng tỏ mình biết nhiều, rơi vào ngã mạn, thì đã học sai pháp – pháp trở thành gánh nặng thay vì cứu cánh.   Trở lại chủ đề nhị nguyên đối đãi. Ban đầu, khi chưa học đạo, ta chưa biết rõ đúng – sai, thiện – ác. Sau khi học pháp, ta biết phân biệt: chánh pháp – phi pháp, điều nên làm – điều nên tránh.   Tuy nhiên, nếu tư duy sâu hơn một tầng, ta sẽ thấy những cặp như đúng – sai, thiện – ác, tôi – người (chủ thể – khách thể) đều là sản phẩm của tâm phân biệt . Nếu tâm không còn phân biệt, liệu có vượt qua...

CÓ HAY KHÔNG : ĐỊNH MỆNH

Tôi hay nói đạo lý. Và từng có người trả lời: "Mấy đứa nói đạo lý thường sống như..." Chưa kịp phản ứng, tôi bị tạt thêm một gáo nước lạnh: "Ngày mai ăn gì còn chưa biết, mà toàn nói chuyện đâu trên trời cấp độ vũ trụ!" Ok, hôm nay, tôi sẽ nói đạo lý...  bắt đầu từ chuyện “ngày mai ăn gì”. Ngày mai ăn gì? Nghe thì đơn giản, nhưng đây là một trong những ví dụ hoàn hảo để đặt lại vấn đề: Chúng ta có thật sự tự do lựa chọn, hay mọi thứ đã được định đoạt từ trước? Nếu tôi ăn bánh mì ốp la vào sáng mai – là vì tôi  muốn  như vậy? Hay vì trong tủ lạnh chỉ còn trứng và bánh mì? Nếu tôi đi ăn phở – là vì tôi  thích  phở? Hay vì hôm nay trời lạnh, và bộ não tôi vốn được huấn luyện từ bé rằng  "lạnh là phải ăn phở"? Có người tin vào  tự do (free will) : Bạn chọn. Bạn quyết định. Bạn làm chủ lựa chọn của mình. Nhưng cũng có người nghiêng về  thuyết định mệnh (determinism) : Bạn tưởng bạn chọn. Nhưng thật ra bạn chỉ là kết quả của ch...

BÀN LUẬN: CHAY-MẶN

  Sự thật lời Phật dạy về việc ăn chay hay ăn mặn   Trong cộng đồng Phật tử ngày nay, không ít người cho rằng ăn chay là một tiêu chuẩn đạo đức, còn ăn mặn là hành động tạo nghiệp. Nhưng thật sự Đức Phật đã dạy như thế nào về việc này? Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn thông qua hai bài kinh rất rõ ràng. Kinh 55 Trung Bộ (Kinh Jīvaka) – về Tam Tịnh Nhục Trong Kinh Jīvaka, có đoạn ghi rõ: "Này Jīvaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Và Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết." Qua đây, Đức Phật xác định rõ ràng rằng Ngài không khuyến khích việc gây hại sinh mạng vì bản thân mình, nhưng Ngài cũng không ép buộc tuyệt đối phải ăn chay. Ngài chỉ đặt ra nguyên tắc không liên quan đến hành động tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật vì mình.   Kinh Amagandha Sutta (Sn 2.2) – Ô nhiễm không đến từ việc ăn thịt Đức Phật nhấn mạnh: "Sát sinh, tàn hại, bạo hành, gi...

HƯỚNG DẪN TU TIÊN

  HƯỚNG DẪN TU TIÊN THEO PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY   Đây là hướng dẫn nghiêm túc, logic, không chém gió, không câu like. Cụm từ "tu tiên" từ lâu đã gợi lên những hình ảnh đầy huyễn hoặc – phép thuật, trường sinh, phi thăng – thường thấy trong Phong Thần, Tây Du Ký hay các phim tiên hiệp Trung Quốc. Nhưng thực sự, những suy tưởng đó có giống với mô tả trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy? Theo giáo pháp của Đức Phật, tu tiên – nếu hiểu đúng – là con đường tu tập để tái sinh vào các cõi cao hơn trong lục đạo luân hồi, bao gồm các cõi trời thuộc Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Một nguyên tắc đơn giản nhưng sâu sắc là: "Vật tụ theo loài, tâm thức cộng trú theo cảnh giới." Nghĩa là, muốn tái sinh về cảnh giới nào, thì tâm thức ngay trong đời này phải trở nên tương ứng với bản chất của chúng sinh nơi đó. Nếu tâm thức của một người trong hiện tại không đủ điều kiện tương hợp với cảnh giới ấy, thì dù có mong cầu tái sinh về đó, cũng sẽ không thể đạt được. Do đó, muốn...

VÔ NGÃ - ĐỪNG HIỂU LẦM LỜI PHẬT

  HIỂU ĐÚNG VÔ NGÃ Vô ngã – một trong ba pháp ấn của Chánh Pháp, là cốt lõi không thể thiếu khi nói đến giáo lý giải thoát của Đức Phật. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, khi các trường phái Phật giáo khác nhau cùng phát triển, khái niệm vô ngã lại bị diễn giải theo nhiều hướng – có khi còn mâu thuẫn nhau. Khái niệm này được nhắc nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu đúng, nhiều người nghe đến vô ngã thì cảm thấy mơ hồ. Hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ: Vô ngã trong đạo Phật nghĩa là gì? Và quan trọng hơn, nó thật sự liên quan đến cuộc sống của bạn như thế nào? Cần thận trọng, bởi cách hiểu sai sẽ khiến chúng ta đi ngược lại tinh thần vô ngã mà Đức Phật muốn truyền đạt. CHẤP NGÃ LÀ GÌ? Trước khi nói về vô ngã, chúng ta phải hiểu chấp ngã là gì. Chấp ngã chính là sự nhận lầm cái không phải là TÔI, không phải là của TÔI, thành cái TÔI, cái của TÔI. Đây là gốc rễ của mọi khổ đau và luân hồi. Ngã không chỉ là ý niệm về cái tôi, mà là một thói quen nhận thức ăn sâu, đã được huân tậ...

TRUNG ĐẠO : TÁI SINH KHÔNG CẦN LINH HỒN

  TRUNG ĐẠO LÀ GÌ Khi nhắc đến đạo Phật chúng ta thường nghe khái niệm “Trung Đạo”, nhưng chúng ta có thật sự hiểu rõ khái niệm này đúng theo tinh thần của đạo Phật Nguyên Thủy, Trung Đạo trong đạo Phật có phải chỉ là lối tu tập tránh xa hai cực đoan khổ hạnh và hưởng thụ dục lạc? Liệu chúng ta có đang hiểu đúng tinh thần Trung Đạo của Đạo Phật Nguyên Thủy hay chỉ dừng lại ở ý niệm đơn giản? Hãy cùng bàn luận ! Theo cách hiểu phổ biến, Trung Đạo là lối tu tập tránh khỏi hai cực đoan là khổ hạnh ép xác và hưởng thụ dục lạc. Tuy nhiên trong Phật Giáo Nguyên Thủy, trung đạo có một cách hiểu khác sâu sắc hơn, đó là Tri Kiến vượt khỏi cực đoan của Thường Kiến và Đoạn Kiến. Vì Chánh Tri Kiến là đi đầu và quan trọng nhất trong Bát Chánh Đạo, nếu không có Chánh Tri Kiến chúng ta sẽ bị lạc đường. Thường kiến là niềm tin rằng có một linh hồn thường còn bất biến, tồn tại mãi mãi sau khi chết, hoặc tin rằng có một đấng tạo hóa vĩnh cữu sinh ra muôn loài. Còn đoạn kiến là quan niệm rằng...

NHÂN QUẢ VÀ NHỮNG HIỂU LẦM

Nhân quả là một quy luật tự nhiên của vũ trụ, không do Đức Phật tạo ra mà chỉ do Ngài khám phá và giảng dạy. Quy luật này hoạt động vô tri, không biết thông cảm hay xem xét hoàn cảnh cá nhân. Bất kể ai, dù là vua hay kẻ cùng khố, cũng nhận kết quả tương ứng với nhân đã gieo. NHÂN QUẢ CÓ TÍNH LINH HOẠT HAY BÙ TRỪ ? Nhiều người tin rằng nếu làm một việc thiện, nó có thể bù trừ cho việc ác đã làm. Trên thực tế, mỗi nhân gieo sẽ tạo ra quả của chính nó, không có sự hoá giải bằng cách "bù trừ" hay triệt tiêu lẫn nhau. Ví dụ: Một người kiếm tiền bằng cách bất chính rồi dùng tiền đó đi bố thí. Hai hành động này độc lập và tạo ra hai loại quả khác nhau. Tuy nhiên một quả lành đã trổ có thể làm giảm nhẹ hoặc tạm thời trì hoãn quả xấu, nhưng đó không có nghĩa là bù trừ. NHÂN QUẢ CÓ XEM XÉT HOÀN CẢNH ? Nhiều người nghĩ rằng hoàn cảnh đặc biệt có thể khiến nhân quả trở nên linh hoạt (thông cảm). Tuy nhiên, quy luật này chỉ hoạt động dựa trên hành động, lời nói, và tâm ý. Ví dụ 1: Một ngư...

Ý NGHĨA CUỘC SỐNG

Từ xưa đến nay, con người luôn tìm kiếm ý nghĩa cho sự tồn tại của mình. Câu hỏi "Ta sống để làm gì?" hay "Mục đích của đời người là gì?" đã được đặt ra dưới vô số hình thức, từ tôn giáo, triết học đến khoa học. Có người nói sống là để yêu thương, để học hỏi, để phát triển bản thân, để tiến hóa tâm thức hay để lại dấu ấn nào đó trong cuộc đời. Nhưng trong tất cả những câu trả lời đó, dường như hiếm ai thấy rằng: "Cuộc đời này vốn vô nghĩa." Tại sao con người lại sợ hãi ý niệm về một cuộc đời không có ý nghĩa sẵn có? Bởi vì nếu đời sống thật sự không mang một giá trị hay mục đích cố hữu, thì những điều con người theo đuổi—tiền bạc, danh vọng, tình yêu, tri thức—sẽ chỉ là những giá trị được áp đặt một cách chủ quan. Con người gán ý nghĩa cho cuộc đời để cảm thấy an toàn, có động lực bước tiếp hoặc để né tránh sự trống rỗng mà ý niệm 'vô nghĩa' mang lại. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, chính sự không có ý nghĩa cố định lại mang đến một sự tự do tuyệt đối. Khi...